CPI tháng 7 tại Hà Nội và Tp.HCM tăng tốc trở lại
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 7/2011 tại Hà Nội và Tp.HCM một lần nữa "nhắc nhở" về rủi ro lạm phát trong năm nay, sau 2 tháng liên tiếp thắp lên hy vọng giảm tốc.
Theo cơ quan thống kê, CPI tháng này tại Thủ đô đã tăng tốc so với tháng trước đó, lên mức tăng 1,32% trong so sánh với tháng 6, và là mức tăng cao nhất của tháng 7 ba năm gần đây.
Không nằm ngoài dự đoán trước đó, do CPI giai đoạn tháng 6 - 8/2010 tăng khá thấp nên so với cùng kỳ, chỉ số giá tiêu dùng tháng này tại Hà Nội tiếp tục vượt lên rất cao, tăng tới 21,52%, từ mức 20,24% trong tháng trước.
Mặc dù CPI gia tốc trở lại là bất thường, nhưng nguyên nhân cho thay đổi này chủ yếu đến từ nhóm thực phẩm. Những lo ngại sau đợt tăng giá mạnh hồi đầu tháng 7 nay phản ánh vào chỉ số tháng này, CPI thực phẩm tăng tới 3,74%, kéo theo ăn uống ngoài gia đình tăng 2,73%.
Liên tục gây sức ép lên chỉ số giá tiêu dùng nhiều tháng qua, vấn đề của thực phẩm nằm ở nguồn cung chưa ổn định và do những khó tăng từ chi phí đầu vào như lãi suất cao, nguyên liệu thức ăn chăn nuôi nhập khẩu lên giá… Ở thời điểm hiện tại, các thay đổi về phía cung rất khó có thể tạo đột biến trong ngắn hạn.
Một điểm chú ý khác, trong các nhóm có quyền số lớn, tốc độ tăng cũng có sự phân hóa mạnh. CPI lương thực tháng này bất ngờ giảm tới 1,96% so với tháng trước, do miền Bắc đã qua giai đoạn giáp hạt và vụ lúa Hè Thu được mùa khiến giá cả giảm nhanh. Đây cũng là yếu tố thuận lợi kìm hãm đà tăng của mặt bằng giá chung tháng này.
Trong khi đó, tỷ giá duy trì khá ổn định trong một thời gian dài, việc điều chỉnh giá xăng dầu, điện đã hết lực tác động đẩy giá cả tăng thêm, gas giảm giá từ 1/7… là những yếu tố khiến cho khoảng 2/3 số nhóm hàng hóa và dịch vụ thiết yếu tính CPI chỉ tăng rất khẽ so với tháng trước.
Với hiệu ứng tăng thấp của CPI tháng 8 năm ngoái, chỉ số giá tiêu dùng so với cùng kỳ tại Hà Nội sẽ còn thêm một tháng thử thách ngưỡng cản 22%, trước khi bước vào giai đoạn có cơ hội giảm thấp hơn.
Tương tự với Hà Nội, chỉ số giá tiêu dùng tháng này tại Tp.HCM cũng cắt đứt xu hướng giảm tốc của 2 tháng liền trước với mức tăng mạnh trở lại.
So với tháng trước, CPI tháng 7/2011 tại đầu tàu kinh tế phía Nam đã tăng 1,07%. Đây cũng là mức tăng cao nhất của CPI tháng 7 tại Tp.HCM trong mấy năm gần đây.
So với cùng kỳ năm trước, chỉ số giá tiêu dùng tháng này ở Thành phố đã tăng mạnh lên mức gần 17,9%, từ mức tăng trên 16,5% của tháng trước. Cùng với CPI tăng tốc trong tháng như nói trên, chỉ tiêu so với cùng kỳ có thay đổi lớn một phần còn do hiệu ứng giảm của CPI tháng 7 năm ngoái.
Sự khác biệt với Hà Nội nằm ở chỗ, chỉ số giá tiêu dùng tại Tp.HCM chịu tác động mạnh từ việc tăng giá của 3 nhóm hàng hóa có quyền số lớn: hàng ăn và dịch vụ ăn uống; may mặc, mũ nón, giày dép; và thiết bị, đồ dùng gia đình.
Với giá gạo xuất khẩu tăng nhẹ đã tác động đến mặt bằng giá lương thực tại Tp.HCM, kéo CPI nhóm này tăng 0,35% so với tháng trước. Trong khi đó, các mặt hàng thực phẩm có đột biến lớn về giá trong tháng này, sau mức tăng khá dịu của tháng trước. CPI nhóm thực phẩm tháng 7 tăng tới 1,92%, kéo theo ăn uống ngoài gia đình tăng 2,63%.
Ở các nhân tố đột biến khác, nhóm may mặc, mũ nón, giày dép vào tháng trước tăng rất thấp, nay đột ngột vượt lên trên 1%. Riêng nhóm thiết bị, đồ dùng gia đình lại gia tốc thêm trong tháng và cũng vượt mức tăng 1%.
Ngược lại, nhóm đồ uống, thuốc lá hạ nhiệt mạnh về mức tương đối ổn định, sau khi tăng khá cao trong tháng trước.
Cũng như Hà Nội, CPI tháng 8 năm ngoái tại Tp.HCM giảm khá sâu nên khả năng chỉ số giá tiêu dùng tháng tới so với cùng kỳ tại Thành phố sẽ còn tiếp tục vượt lên trên mức 18%.
Với các diễn biến mới tại Hà Nội và Tp.HCM, cơ hội kéo dài xu hướng giảm tốc đạt được trong 2 tháng trước đã gần như khép lại. Có thể, CPI tháng này sẽ tiến sát mức tăng 1,2% so với tháng trước; so với cùng kỳ vượt 22%.
Theo cơ quan thống kê, CPI tháng này tại Thủ đô đã tăng tốc so với tháng trước đó, lên mức tăng 1,32% trong so sánh với tháng 6, và là mức tăng cao nhất của tháng 7 ba năm gần đây.
Không nằm ngoài dự đoán trước đó, do CPI giai đoạn tháng 6 - 8/2010 tăng khá thấp nên so với cùng kỳ, chỉ số giá tiêu dùng tháng này tại Hà Nội tiếp tục vượt lên rất cao, tăng tới 21,52%, từ mức 20,24% trong tháng trước.
Mặc dù CPI gia tốc trở lại là bất thường, nhưng nguyên nhân cho thay đổi này chủ yếu đến từ nhóm thực phẩm. Những lo ngại sau đợt tăng giá mạnh hồi đầu tháng 7 nay phản ánh vào chỉ số tháng này, CPI thực phẩm tăng tới 3,74%, kéo theo ăn uống ngoài gia đình tăng 2,73%.
Liên tục gây sức ép lên chỉ số giá tiêu dùng nhiều tháng qua, vấn đề của thực phẩm nằm ở nguồn cung chưa ổn định và do những khó tăng từ chi phí đầu vào như lãi suất cao, nguyên liệu thức ăn chăn nuôi nhập khẩu lên giá… Ở thời điểm hiện tại, các thay đổi về phía cung rất khó có thể tạo đột biến trong ngắn hạn.
Một điểm chú ý khác, trong các nhóm có quyền số lớn, tốc độ tăng cũng có sự phân hóa mạnh. CPI lương thực tháng này bất ngờ giảm tới 1,96% so với tháng trước, do miền Bắc đã qua giai đoạn giáp hạt và vụ lúa Hè Thu được mùa khiến giá cả giảm nhanh. Đây cũng là yếu tố thuận lợi kìm hãm đà tăng của mặt bằng giá chung tháng này.
Trong khi đó, tỷ giá duy trì khá ổn định trong một thời gian dài, việc điều chỉnh giá xăng dầu, điện đã hết lực tác động đẩy giá cả tăng thêm, gas giảm giá từ 1/7… là những yếu tố khiến cho khoảng 2/3 số nhóm hàng hóa và dịch vụ thiết yếu tính CPI chỉ tăng rất khẽ so với tháng trước.
Với hiệu ứng tăng thấp của CPI tháng 8 năm ngoái, chỉ số giá tiêu dùng so với cùng kỳ tại Hà Nội sẽ còn thêm một tháng thử thách ngưỡng cản 22%, trước khi bước vào giai đoạn có cơ hội giảm thấp hơn.
Tương tự với Hà Nội, chỉ số giá tiêu dùng tháng này tại Tp.HCM cũng cắt đứt xu hướng giảm tốc của 2 tháng liền trước với mức tăng mạnh trở lại.
So với tháng trước, CPI tháng 7/2011 tại đầu tàu kinh tế phía Nam đã tăng 1,07%. Đây cũng là mức tăng cao nhất của CPI tháng 7 tại Tp.HCM trong mấy năm gần đây.
So với cùng kỳ năm trước, chỉ số giá tiêu dùng tháng này ở Thành phố đã tăng mạnh lên mức gần 17,9%, từ mức tăng trên 16,5% của tháng trước. Cùng với CPI tăng tốc trong tháng như nói trên, chỉ tiêu so với cùng kỳ có thay đổi lớn một phần còn do hiệu ứng giảm của CPI tháng 7 năm ngoái.
Sự khác biệt với Hà Nội nằm ở chỗ, chỉ số giá tiêu dùng tại Tp.HCM chịu tác động mạnh từ việc tăng giá của 3 nhóm hàng hóa có quyền số lớn: hàng ăn và dịch vụ ăn uống; may mặc, mũ nón, giày dép; và thiết bị, đồ dùng gia đình.
Với giá gạo xuất khẩu tăng nhẹ đã tác động đến mặt bằng giá lương thực tại Tp.HCM, kéo CPI nhóm này tăng 0,35% so với tháng trước. Trong khi đó, các mặt hàng thực phẩm có đột biến lớn về giá trong tháng này, sau mức tăng khá dịu của tháng trước. CPI nhóm thực phẩm tháng 7 tăng tới 1,92%, kéo theo ăn uống ngoài gia đình tăng 2,63%.
Ở các nhân tố đột biến khác, nhóm may mặc, mũ nón, giày dép vào tháng trước tăng rất thấp, nay đột ngột vượt lên trên 1%. Riêng nhóm thiết bị, đồ dùng gia đình lại gia tốc thêm trong tháng và cũng vượt mức tăng 1%.
Ngược lại, nhóm đồ uống, thuốc lá hạ nhiệt mạnh về mức tương đối ổn định, sau khi tăng khá cao trong tháng trước.
Cũng như Hà Nội, CPI tháng 8 năm ngoái tại Tp.HCM giảm khá sâu nên khả năng chỉ số giá tiêu dùng tháng tới so với cùng kỳ tại Thành phố sẽ còn tiếp tục vượt lên trên mức 18%.
Với các diễn biến mới tại Hà Nội và Tp.HCM, cơ hội kéo dài xu hướng giảm tốc đạt được trong 2 tháng trước đã gần như khép lại. Có thể, CPI tháng này sẽ tiến sát mức tăng 1,2% so với tháng trước; so với cùng kỳ vượt 22%.
vneconomy.vn
Đăng tại Website của Công ty Đào tạo Kế toán Kimi
0 nhận xét:
Đăng nhận xét