This is featured post 1 title
Replace these every slider sentences with your featured post descriptions.Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha - Premiumbloggertemplates.com.
This is featured post 2 title
Replace these every slider sentences with your featured post descriptions.Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha - Premiumbloggertemplates.com.
This is featured post 3 title
Replace these every slider sentences with your featured post descriptions.Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha - Premiumbloggertemplates.com.
Thứ Hai, 25 tháng 7, 2011
Học SEO ở đâu tốt nhất
21:31
Lý thuyết Kế toán - Tài chính
Chào các bạn!
Năm 2011, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của SEO thế giới, SEO Việt Nam cũng có những bước chuyển biến rõ rệt.
- Thứ nhất là việc hàng loạt Công ty chuyên về thiết kế website và tư vấn seo, làm SEO, SEM ra đời, mỗi Công ty có những thế mạnh riêng, tạo nên thị trường SEO cạnh tranh khốc liệt.
- Thứ hai, lương của SEOer đã tăng lên rõ rệt. Hầu hết Doanh nghiệp đã biết được ưu thế của SEO trong việc phát triển và quảng bá hình ảnh Công ty trên thị trường. Cung về nhân lực SEO không đáp ứng được nhu cầu, nhiều Doanh nghiệp đã đưa ra những mức lương hậu hĩnh để tuyển dụng những SEOer có tố chất và kinh nghiệm. Có khá nhiều Doanh nghiệp đã tìm tới các đơn vị Đào tạo SEO, với mục đích tuyển dụng được những SEOer chất lượng cao, phục vụ cho những chiến dịch SEO dài hơi.
- Số lượng cá nhân quan tâm tới SEO, tới các khóa học seo bài bản không ngừng tăng lên, chứng tỏ nghề SEO hiện nay đang rất HOT. Trong thời gian tới dự kiến SEO sẽ còn được quan tâm đặc biệt hơn nữa, khi Marketing Online là chiến lược Marketing chủ đạo của các Công ty lớn nhỏ.
Học SEO ở đâu tốt nhất Hà Nội? Ở đâu đào tạo SEO tốt nhất? Đấy là những câu hỏi iSEO thường hay được nghe từ những khách hàng của mình. Bước sang năm 2011, chúng tôi đang xây dựng và đào tạo những Khóa học SEO chất lượng cao nhằm cung cấp cho các bạn những kiến thức SEO bài bản và hệ thống, là hành trang để bước vào nghề SEO.
Các bạn vui lòng tham khảo thêm thông tin khóa học SEO tại đường link sau:
Thứ Bảy, 23 tháng 7, 2011
Học Kế toán ở Kimi
18:17
Lý thuyết Kế toán - Tài chính
Học Kế toán ở Kimi
Kimi liên tục khai giảng các lớp học Kế toán mới nhất trong tháng 7, tháng 8 năm 2011, các bạn chờ xem nha.
Sau đây là thông tin các khóa học tại Kimi
- Nguyên lý kế toán
- Kế toán Tổng hợp
- Kế toán Thuế
- Kế toán Excel
- Kế toán Quản trị
- Đào tạo Nghề Kế toán
- Đào tạo Giao dịch viên ngân hàng
- Đào tạo Quản lý tín dụng ngân hàng
- Đào tạo SEO
Mọi thông tin xin liên hệ: Ms Nga - 098.441.7791
Kimi liên tục khai giảng các lớp học Kế toán mới nhất trong tháng 7, tháng 8 năm 2011, các bạn chờ xem nha.
Sau đây là thông tin các khóa học tại Kimi
- Nguyên lý kế toán
- Kế toán Tổng hợp
- Kế toán Thuế
- Kế toán Excel
- Kế toán Quản trị
- Đào tạo Nghề Kế toán
- Đào tạo Giao dịch viên ngân hàng
- Đào tạo Quản lý tín dụng ngân hàng
- Đào tạo SEO
Mọi thông tin xin liên hệ: Ms Nga - 098.441.7791
KHÓA HỌC SEO DÀNH CHO ĐỘI NGŨ KINH DOANH
18:08
Lý thuyết Kế toán - Tài chính
KHÓA HỌC SEO DÀNH CHO ĐỘI NGŨ KINH DOANH
Ở Việt Nam, hầu hết người dùng Internet sử dụng các công cụ tìm kiếm như Google hàng ngày và thường chỉ nhìn vào trang đầu tiên của kết quả tìm kiếm. Vì thế nếu như một khách hàng đang tìm kiếm thông tin về sản phẩm nào đó mà Công ty của bạn bán, và bạn vô tình bị xếp ở trang thứ hai của kết quả tìm kiếm, sẽ ít có khả năng khách hàng ghé thăm trang của bạn, và như thế, bạn sẽ bị mất một đi ít nhiều khách hàng tiềm năng. Trong khi đó, đối thủ cạnh tranh của Công ty bạn sẽ nhận được nhiều khách hàng tiềm năng hơn nhờ có kết quả cao hơn trên bảng kết quả tìm kiếm.
Nếu bạn là làm Kinh doanh, bạn sẽ làm gì để giành được ưu thế cạnh tranh đó?
Ngay lúc này, mời bạn tham khảo khóa học SEO 02 của Daotaoseo.vn. Khóa học được xây dựng và Đào tạo với mục đích giúp đội ngũ Kinh doanh xây dựng và quản trị một chiến dịch SEO, SEM đạt hiệu quả cao nhất.
ĐỐI TƯỢNG HỌC VIÊN
- Chủ Doanh nghiệp
- Trưởng phòng Marketing
- Trưởng phòng Kinh doanh
- Nhân viên Marketing
- Nhân viên Kinh doanh
Mọi thông tin chi tiết: Công ty Đào tạo SEO Kimi
Số 95 Trung Liệt - Thái Hà - Đống Đa - Hà Nội
Thứ Tư, 20 tháng 7, 2011
VN-Index tăng mạnh nhờ thông tin tốt từ thị trường thế giới
01:11
Lý thuyết Kế toán - Tài chính
VN-Index tăng mạnh nhờ thông tin tốt từ thị trường thế giới
hanoimoi.com.vn - Thứ tư, 20/07/2011(HNMO)- Đón nhận những tín hiệu tích cực từ chứng khoán thế giới, VN-Index đã có được một phiên tăng điểm mạnh mẽ. Chốt giao dịch, chỉ số này tăng 6.65 điểm lên mức 416.77. Trên sàn Hà Nội, HNX-Index cũng tăng gần 1 điểm trong phiên hôm nay.
Điểm qua các thông tin chứng khoán quốc tế, sau khi các “ông lớn” Coca-cola, Apple và IBM công bố kết quả lợi nhuận thành công ngoài dự kiến, chứng khoán phố Wall đã có phiên giao dịch sôi động. Chỉ số Dow Jones tiến một mạch hơn 200 điểm. Nasdaq cũng tăng mạnh hơn 60 điểm. Tín hiệu tốt từ phố Wall cũng vực dậy các sàn chứng khoán lớn khác trên thế giới như: Anh, Pháp, Đức, Hồng Kông… Đã từ khá lâu rồi, nhà đầu tư mới thấy được sắc xanh phủ kín các bảng điện tử trên toàn cầu.
Chứng khoán Việt Nam cũng được cộng hưởng từ những thông tin tích cực này. VN-Index mở đầu giao dịch với mức tăng 0.08 điểm và sau đó tăng dần đều trong các đợt khớp lệnh tiếp theo. Nhiều blue-chips như SSI, HAG, SAM, MKP… đã đảo chiều tăng giá. Chốt đợt khớp lệnh liên tục, chứng khoán sàn HCM tăng hơn 3 điểm. KLGD tăng vọt so với phiên hôm qua.
Lực cầu lớn bất ngờ xuất hiện trong thị trường ngày hôm nay chủ yếu là nhờ vào thông tin tốt từ chứng khoán thế giới. Một số blue-chips liên tục duy trì được dư mua cao như: SSI, HAG, STB, HPG. Kết thúc giao dịch, STB là mã có giá trị giao dịch lớn nhất thị trường với giá trị khớp lệnh 20.7 tỉ đồng. Toàn sàn có 21.3 triệu đơn vị sang tay tương ứng với giá trị giao dịch hơn 400 tỉ đồng. Đây là mức giá trị giao dịch gần như gấp đôi so với mức 202 tỉ đồng của phiên hôm qua.
Sàn Hà Nội không có nhiều biến động như sàn Hồ Chí Minh. Kết thúc phiên, chỉ số HNX-Index chỉ nhích nhẹ 0.95 điểm. KLGD cũng tăng không đáng kể với 19.9 triệu đơn vị khớp lệnh tương đương 214 tỉ đồng. Cổ phiếu tích cực nhất trong phiên là KLS của chứng khoán Kim Long với mức tăng 3.00đ/CP và giá trị khớp lện lên đến 35.6 tỉ đồng- chiếm 15% tổng giá trị thanh khoản của cả sàn.
Tính đến 12h00, Upcom-Index nhích nhẹ 0.03 điểm lên 32.1 điểm. KLGD đạt 76 nghìn CP tương đương 482 triệu đồng.
hanoimoi.com.vn
Dòng tiền đổ mạnh vào thị trường, hàng loạt cổ phiếu tăng trần
01:07
Lý thuyết Kế toán - Tài chính
Dòng tiền đổ mạnh vào thị trường, hàng loạt cổ phiếu tăng trần
SSI, VND, KLS dư mua trần trên 1 triệu cổ phiếu, VN-Index tăng hơn 10 điểm lên 490 điểm, HNX-Index tăng gần 3% lên trên 95 điểm.
Trên sàn Hà Nội, HNX-Index tăng gần 3% lên 95,06 điểm. Toàn thị trường có 241 mã tăng giá, trong đó 120 mã tăng trần, KLGD tính đến 9h10 đã đạt hơn 10,8 triệu cp, tương đương hơn 170 tỷ đồng.
KLS và VND đang có dư mua trần lần lượt 1,2 triệu cp và 1,7 triệu cổ phiếu, trong khi BVS, PVC, STL, VSP, AAA không có dư mua, sàn Hà Nội phủ một màu tím chủ đạo, các penny đồng loạt tăng mạnh.
Trên sàn Hà Nội, HNX-Index tăng gần 3% lên 95,06 điểm. Toàn thị trường có 241 mã tăng giá, trong đó 120 mã tăng trần, KLGD tính đến 9h10 đã đạt hơn 10,8 triệu cp, tương đương hơn 170 tỷ đồng.
KLS và VND đang có dư mua trần lần lượt 1,2 triệu cp và 1,7 triệu cổ phiếu, trong khi BVS, PVC, STL, VSP, AAA không có dư mua, sàn Hà Nội phủ một màu tím chủ đạo, các penny đồng loạt tăng mạnh.
Hàng loạt cổ phiếu tăng trần. Ảnh minh họa: Internet |
Trên sàn HoSe, SSI cũng đang có dư mua trần hơn 1,8 triệu đơn vị. VN-Index hiện đang tăng trên 10 điểm lên 493,13 điểm (+2,21%). Toàn thị trường có 184 mã tăng giá (70 mã tăng trần), chỉ có 28 mã giảm giá.
BVH, PVF, SJS, tăng trần, VIC, PVD tăng 1.000 đồng/cp; MSN tăng 3.500 đồng/cp, dư mua tăng đột biến trên hai sàn.
Tại sàn Hà Nội, HNX Index tăng tốc trong giai đoạn nửa giờ giao dịch đầu tiên. Từ 9h, chỉ số đi bắt đầu đi ngang ở quanh mức 95 điểm.
Tính đến 10h, HNX Index tăng 2,64 điểm (2,86%) lên 94,95 điểm. Toàn thị trường có 270 mã tăng, 31 mã giảm và 77 mã đứng giá.
Các cổ phiếu ngân hàng chỉ tăng nhẹ: ACB và HBB tăng 200 đồng, trong khi đó, các cổ phiếu chứng khoán như VND, BVS, KLS tiếp tục tăng trần với dư mua rất lớn. PVX và VCG cũng nằm trong số tăng trần.
Số mã tăng trần vẫn chiếm áp đảo. Dư bán khá ít trong khi lượng đặt mua vẫn tăng lên.
Dòng tiền đổ mạnh vào thị trường đợt này là do tổng hợp nhiều yếu tố, khi các kênh đầu tư khác bị chặn, chứng khoán trở nên hấp dẫn hơn nhờ giá các cổ phiếu đã sụt giảm mạnh trong thời gian qua.
hanoimoi.com.vn
Tháng 7 tăng giá trở lại
01:04
Lý thuyết Kế toán - Tài chính
CPI tháng 7 tại Hà Nội và Tp.HCM tăng tốc trở lại
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 7/2011 tại Hà Nội và Tp.HCM một lần nữa "nhắc nhở" về rủi ro lạm phát trong năm nay, sau 2 tháng liên tiếp thắp lên hy vọng giảm tốc.
Theo cơ quan thống kê, CPI tháng này tại Thủ đô đã tăng tốc so với tháng trước đó, lên mức tăng 1,32% trong so sánh với tháng 6, và là mức tăng cao nhất của tháng 7 ba năm gần đây.
Không nằm ngoài dự đoán trước đó, do CPI giai đoạn tháng 6 - 8/2010 tăng khá thấp nên so với cùng kỳ, chỉ số giá tiêu dùng tháng này tại Hà Nội tiếp tục vượt lên rất cao, tăng tới 21,52%, từ mức 20,24% trong tháng trước.
Mặc dù CPI gia tốc trở lại là bất thường, nhưng nguyên nhân cho thay đổi này chủ yếu đến từ nhóm thực phẩm. Những lo ngại sau đợt tăng giá mạnh hồi đầu tháng 7 nay phản ánh vào chỉ số tháng này, CPI thực phẩm tăng tới 3,74%, kéo theo ăn uống ngoài gia đình tăng 2,73%.
Liên tục gây sức ép lên chỉ số giá tiêu dùng nhiều tháng qua, vấn đề của thực phẩm nằm ở nguồn cung chưa ổn định và do những khó tăng từ chi phí đầu vào như lãi suất cao, nguyên liệu thức ăn chăn nuôi nhập khẩu lên giá… Ở thời điểm hiện tại, các thay đổi về phía cung rất khó có thể tạo đột biến trong ngắn hạn.
Một điểm chú ý khác, trong các nhóm có quyền số lớn, tốc độ tăng cũng có sự phân hóa mạnh. CPI lương thực tháng này bất ngờ giảm tới 1,96% so với tháng trước, do miền Bắc đã qua giai đoạn giáp hạt và vụ lúa Hè Thu được mùa khiến giá cả giảm nhanh. Đây cũng là yếu tố thuận lợi kìm hãm đà tăng của mặt bằng giá chung tháng này.
Trong khi đó, tỷ giá duy trì khá ổn định trong một thời gian dài, việc điều chỉnh giá xăng dầu, điện đã hết lực tác động đẩy giá cả tăng thêm, gas giảm giá từ 1/7… là những yếu tố khiến cho khoảng 2/3 số nhóm hàng hóa và dịch vụ thiết yếu tính CPI chỉ tăng rất khẽ so với tháng trước.
Với hiệu ứng tăng thấp của CPI tháng 8 năm ngoái, chỉ số giá tiêu dùng so với cùng kỳ tại Hà Nội sẽ còn thêm một tháng thử thách ngưỡng cản 22%, trước khi bước vào giai đoạn có cơ hội giảm thấp hơn.
Tương tự với Hà Nội, chỉ số giá tiêu dùng tháng này tại Tp.HCM cũng cắt đứt xu hướng giảm tốc của 2 tháng liền trước với mức tăng mạnh trở lại.
So với tháng trước, CPI tháng 7/2011 tại đầu tàu kinh tế phía Nam đã tăng 1,07%. Đây cũng là mức tăng cao nhất của CPI tháng 7 tại Tp.HCM trong mấy năm gần đây.
So với cùng kỳ năm trước, chỉ số giá tiêu dùng tháng này ở Thành phố đã tăng mạnh lên mức gần 17,9%, từ mức tăng trên 16,5% của tháng trước. Cùng với CPI tăng tốc trong tháng như nói trên, chỉ tiêu so với cùng kỳ có thay đổi lớn một phần còn do hiệu ứng giảm của CPI tháng 7 năm ngoái.
Sự khác biệt với Hà Nội nằm ở chỗ, chỉ số giá tiêu dùng tại Tp.HCM chịu tác động mạnh từ việc tăng giá của 3 nhóm hàng hóa có quyền số lớn: hàng ăn và dịch vụ ăn uống; may mặc, mũ nón, giày dép; và thiết bị, đồ dùng gia đình.
Với giá gạo xuất khẩu tăng nhẹ đã tác động đến mặt bằng giá lương thực tại Tp.HCM, kéo CPI nhóm này tăng 0,35% so với tháng trước. Trong khi đó, các mặt hàng thực phẩm có đột biến lớn về giá trong tháng này, sau mức tăng khá dịu của tháng trước. CPI nhóm thực phẩm tháng 7 tăng tới 1,92%, kéo theo ăn uống ngoài gia đình tăng 2,63%.
Ở các nhân tố đột biến khác, nhóm may mặc, mũ nón, giày dép vào tháng trước tăng rất thấp, nay đột ngột vượt lên trên 1%. Riêng nhóm thiết bị, đồ dùng gia đình lại gia tốc thêm trong tháng và cũng vượt mức tăng 1%.
Ngược lại, nhóm đồ uống, thuốc lá hạ nhiệt mạnh về mức tương đối ổn định, sau khi tăng khá cao trong tháng trước.
Cũng như Hà Nội, CPI tháng 8 năm ngoái tại Tp.HCM giảm khá sâu nên khả năng chỉ số giá tiêu dùng tháng tới so với cùng kỳ tại Thành phố sẽ còn tiếp tục vượt lên trên mức 18%.
Với các diễn biến mới tại Hà Nội và Tp.HCM, cơ hội kéo dài xu hướng giảm tốc đạt được trong 2 tháng trước đã gần như khép lại. Có thể, CPI tháng này sẽ tiến sát mức tăng 1,2% so với tháng trước; so với cùng kỳ vượt 22%.
Theo cơ quan thống kê, CPI tháng này tại Thủ đô đã tăng tốc so với tháng trước đó, lên mức tăng 1,32% trong so sánh với tháng 6, và là mức tăng cao nhất của tháng 7 ba năm gần đây.
Không nằm ngoài dự đoán trước đó, do CPI giai đoạn tháng 6 - 8/2010 tăng khá thấp nên so với cùng kỳ, chỉ số giá tiêu dùng tháng này tại Hà Nội tiếp tục vượt lên rất cao, tăng tới 21,52%, từ mức 20,24% trong tháng trước.
Mặc dù CPI gia tốc trở lại là bất thường, nhưng nguyên nhân cho thay đổi này chủ yếu đến từ nhóm thực phẩm. Những lo ngại sau đợt tăng giá mạnh hồi đầu tháng 7 nay phản ánh vào chỉ số tháng này, CPI thực phẩm tăng tới 3,74%, kéo theo ăn uống ngoài gia đình tăng 2,73%.
Liên tục gây sức ép lên chỉ số giá tiêu dùng nhiều tháng qua, vấn đề của thực phẩm nằm ở nguồn cung chưa ổn định và do những khó tăng từ chi phí đầu vào như lãi suất cao, nguyên liệu thức ăn chăn nuôi nhập khẩu lên giá… Ở thời điểm hiện tại, các thay đổi về phía cung rất khó có thể tạo đột biến trong ngắn hạn.
Một điểm chú ý khác, trong các nhóm có quyền số lớn, tốc độ tăng cũng có sự phân hóa mạnh. CPI lương thực tháng này bất ngờ giảm tới 1,96% so với tháng trước, do miền Bắc đã qua giai đoạn giáp hạt và vụ lúa Hè Thu được mùa khiến giá cả giảm nhanh. Đây cũng là yếu tố thuận lợi kìm hãm đà tăng của mặt bằng giá chung tháng này.
Trong khi đó, tỷ giá duy trì khá ổn định trong một thời gian dài, việc điều chỉnh giá xăng dầu, điện đã hết lực tác động đẩy giá cả tăng thêm, gas giảm giá từ 1/7… là những yếu tố khiến cho khoảng 2/3 số nhóm hàng hóa và dịch vụ thiết yếu tính CPI chỉ tăng rất khẽ so với tháng trước.
Với hiệu ứng tăng thấp của CPI tháng 8 năm ngoái, chỉ số giá tiêu dùng so với cùng kỳ tại Hà Nội sẽ còn thêm một tháng thử thách ngưỡng cản 22%, trước khi bước vào giai đoạn có cơ hội giảm thấp hơn.
Tương tự với Hà Nội, chỉ số giá tiêu dùng tháng này tại Tp.HCM cũng cắt đứt xu hướng giảm tốc của 2 tháng liền trước với mức tăng mạnh trở lại.
So với tháng trước, CPI tháng 7/2011 tại đầu tàu kinh tế phía Nam đã tăng 1,07%. Đây cũng là mức tăng cao nhất của CPI tháng 7 tại Tp.HCM trong mấy năm gần đây.
So với cùng kỳ năm trước, chỉ số giá tiêu dùng tháng này ở Thành phố đã tăng mạnh lên mức gần 17,9%, từ mức tăng trên 16,5% của tháng trước. Cùng với CPI tăng tốc trong tháng như nói trên, chỉ tiêu so với cùng kỳ có thay đổi lớn một phần còn do hiệu ứng giảm của CPI tháng 7 năm ngoái.
Sự khác biệt với Hà Nội nằm ở chỗ, chỉ số giá tiêu dùng tại Tp.HCM chịu tác động mạnh từ việc tăng giá của 3 nhóm hàng hóa có quyền số lớn: hàng ăn và dịch vụ ăn uống; may mặc, mũ nón, giày dép; và thiết bị, đồ dùng gia đình.
Với giá gạo xuất khẩu tăng nhẹ đã tác động đến mặt bằng giá lương thực tại Tp.HCM, kéo CPI nhóm này tăng 0,35% so với tháng trước. Trong khi đó, các mặt hàng thực phẩm có đột biến lớn về giá trong tháng này, sau mức tăng khá dịu của tháng trước. CPI nhóm thực phẩm tháng 7 tăng tới 1,92%, kéo theo ăn uống ngoài gia đình tăng 2,63%.
Ở các nhân tố đột biến khác, nhóm may mặc, mũ nón, giày dép vào tháng trước tăng rất thấp, nay đột ngột vượt lên trên 1%. Riêng nhóm thiết bị, đồ dùng gia đình lại gia tốc thêm trong tháng và cũng vượt mức tăng 1%.
Ngược lại, nhóm đồ uống, thuốc lá hạ nhiệt mạnh về mức tương đối ổn định, sau khi tăng khá cao trong tháng trước.
Cũng như Hà Nội, CPI tháng 8 năm ngoái tại Tp.HCM giảm khá sâu nên khả năng chỉ số giá tiêu dùng tháng tới so với cùng kỳ tại Thành phố sẽ còn tiếp tục vượt lên trên mức 18%.
Với các diễn biến mới tại Hà Nội và Tp.HCM, cơ hội kéo dài xu hướng giảm tốc đạt được trong 2 tháng trước đã gần như khép lại. Có thể, CPI tháng này sẽ tiến sát mức tăng 1,2% so với tháng trước; so với cùng kỳ vượt 22%.
vneconomy.vn
Đăng tại Website của Công ty Đào tạo Kế toán Kimi
Chào đón “tuổi 12”, VNIndex tăng hơn 6.6 điểm
01:03
Lý thuyết Kế toán - Tài chính
Chào đón “tuổi 12”, VNIndex tăng hơn 6.6 điểm
Hôm nay, chỉ số của cả 2 sàn tăng khá vững từ đầu phiên. Hơn 330 cổ phiếu tăng giá.
Những phút đầu tiên của phiên giao dịch ngày 20/07 không có nhiều biến động. Kết thúc đợt 1,VNIndex tăng nhẹ +0.08 điểm (+0.02%) lên 410.2 điểm.
Càng về cuối phiên giao dịch, số mã tăng giá càng tăng dần, trong đó có cả những mã Bluechips. Đà tăng giá tuy không lớn nhưng được giữ vững cho đến hết đợt 2. Kết thúc đợt 2, VNIndex tăng +3.07 điểm (+0.75%) lên 413.19 điểm.
VNIndex bật lên tăng hơn 3 điểm vào đợt giao dịch cuối cùng. Kết thúc phiên giao dịch, VNIndex tăng +6.65 điểm (+1.62%) lên 416.77 điểm.
Toàn sàn có 145 mã tăng giá, 67 mã giảm giá và 80 mã đứng giá, trong đó có 33 mã tăng trần và 29 mã giảm sàn.
Các Bluechips sàn HOSE đồng loạt tăng khá mạnh: HAG, CTG, PVF, FPT, ITA tăng trần, SSI, PVD, KBC, DPM tăng trên 3%.
2 mã trụ cột sàn HOSE có mức tăng khá mạnh: MSN tăng 2 ngàn đồng (+2.19%), BVH tăng 1.5 ngàn đồng (+2.11%).
VIC đầu phiên đã có lúc lên 124 ngàn đồng, nhưng giảm dần về cuối phiên và đóng cửa ở giá tham chiếu, thanh khoản khá thấp với khoảng 70 ngàn đv. STB, VNM cũng ở giá tham chiếu.
KLGD Khớp lệnh của sàn HOSE hôm nay đạt hơn 16 triệu đv, cao hơn hẳn phiên hôm qua, trong đó BGM của Khoáng sản Bắc Giang đóng góp 10% với gần 1.6 triệu đv. BGM mặc dù có thanh khoản cao nhất sàn HOSE hôm nay nhưng đóng cửa lại giảm sàn xuống 10.4 ngàn đồng, dư mua và dư bán không còn nhiều.
STB hôm nay đành chịu xếp thứ 2 về thanh khoản với gần 1.5 triệu đv, đóng cửa dư bán hơn 500 ngàn đv, dư mua hơn 200 ngàn đv. SSI về thứ ba với gần 1 triệu đv được khớp.
EIB là mã đóng cửa còn dư mua nhiều nhất với khoảng 520 ngàn đv. EIB đóng cửa tăng nhẹ 0.2 ngàn đồng (+1.34%) lên 15.1 ngàn đồng.
Số mã tăng giá tại HNX gần gấp 3 lần số giảm giá với 190 mã tăng và 71 mã giảm, trong đó có 51 mã tăng trần và 21 mã giảm sàn
Các Bluechips sàn HNX cũng tăng giá khá mạnh mẽ: PVX, BVS tăng trên 5%, KLS, PVG tăng trên 4%, VND, SCR, VCG tăng trên 3%, OCH, PVI tăng trên 2%.
KLS trở lại làm quán quân thanh khoản sàn HNX, KLS hôm nay khớp được hơn 3.3 triệu đv, còn dư bán hơn 1.5 triệu đv trong đó dư bán trần đã chiếm hơn 1.1 triệu đv. VND xếp thứ hai với hơn 2.2 triệu đv, PVX về thứ ba với gần 1.7 triệu đv.
Theo dữ liệu HoSE/HNX
Càng về cuối phiên giao dịch, số mã tăng giá càng tăng dần, trong đó có cả những mã Bluechips. Đà tăng giá tuy không lớn nhưng được giữ vững cho đến hết đợt 2. Kết thúc đợt 2, VNIndex tăng +3.07 điểm (+0.75%) lên 413.19 điểm.
VNIndex bật lên tăng hơn 3 điểm vào đợt giao dịch cuối cùng. Kết thúc phiên giao dịch, VNIndex tăng +6.65 điểm (+1.62%) lên 416.77 điểm.
Toàn sàn có 145 mã tăng giá, 67 mã giảm giá và 80 mã đứng giá, trong đó có 33 mã tăng trần và 29 mã giảm sàn.
Các Bluechips sàn HOSE đồng loạt tăng khá mạnh: HAG, CTG, PVF, FPT, ITA tăng trần, SSI, PVD, KBC, DPM tăng trên 3%.
2 mã trụ cột sàn HOSE có mức tăng khá mạnh: MSN tăng 2 ngàn đồng (+2.19%), BVH tăng 1.5 ngàn đồng (+2.11%).
VIC đầu phiên đã có lúc lên 124 ngàn đồng, nhưng giảm dần về cuối phiên và đóng cửa ở giá tham chiếu, thanh khoản khá thấp với khoảng 70 ngàn đv. STB, VNM cũng ở giá tham chiếu.
KLGD Khớp lệnh của sàn HOSE hôm nay đạt hơn 16 triệu đv, cao hơn hẳn phiên hôm qua, trong đó BGM của Khoáng sản Bắc Giang đóng góp 10% với gần 1.6 triệu đv. BGM mặc dù có thanh khoản cao nhất sàn HOSE hôm nay nhưng đóng cửa lại giảm sàn xuống 10.4 ngàn đồng, dư mua và dư bán không còn nhiều.
STB hôm nay đành chịu xếp thứ 2 về thanh khoản với gần 1.5 triệu đv, đóng cửa dư bán hơn 500 ngàn đv, dư mua hơn 200 ngàn đv. SSI về thứ ba với gần 1 triệu đv được khớp.
EIB là mã đóng cửa còn dư mua nhiều nhất với khoảng 520 ngàn đv. EIB đóng cửa tăng nhẹ 0.2 ngàn đồng (+1.34%) lên 15.1 ngàn đồng.
KLGD thỏa thuận hôm nay đạt hơn 5 triệu đv với 1 triệu FPT giá trần được chia thành các lô nhỏ, gần 1.5 triệu đv STB giá 14.0 được giao dịch thành công.
Đồ thị Vn-Index (theo tháng) trong 11 năm qua
Bên phía sàn HNX, HNXIndex cuối phiên cũng bật lên tăng mạnh, đóng cửa HNX-Index tăng +0.95 điểm (+1.34%) lên 71.69 điểm.Số mã tăng giá tại HNX gần gấp 3 lần số giảm giá với 190 mã tăng và 71 mã giảm, trong đó có 51 mã tăng trần và 21 mã giảm sàn
Các Bluechips sàn HNX cũng tăng giá khá mạnh mẽ: PVX, BVS tăng trên 5%, KLS, PVG tăng trên 4%, VND, SCR, VCG tăng trên 3%, OCH, PVI tăng trên 2%.
KLS trở lại làm quán quân thanh khoản sàn HNX, KLS hôm nay khớp được hơn 3.3 triệu đv, còn dư bán hơn 1.5 triệu đv trong đó dư bán trần đã chiếm hơn 1.1 triệu đv. VND xếp thứ hai với hơn 2.2 triệu đv, PVX về thứ ba với gần 1.7 triệu đv.
Phiên giao dịch "mừng sinh nhật" sàn HOSE hôm nay là một phiên tăng điểm khá vững, chỉ số mang sắc xanh trong hầu hết cả phiên giao dịch. Nếu như trong thời gian vừa qua chúng ta thấy sự ảm đạm trong giao dịch đi kèm với thanh khoản thị trường khá thấp thì hy vọng rằng với khởi đầu "tuổi 12" thuận lợi, thời gian tới chúng ta sẽ chứng kiến sự khởi sắc trên sàn HOSE.
Đức Nguyễn
Đăng tại Website của Kimi.com.vn
Quyết định số 2905/QĐ-BTC
01:02
Lý thuyết Kế toán - Tài chính
Quyết định số 2905/QĐ-BTC
Quyết định của Bộ Tài chính số 2905/QĐ-BTC ngày 9/11/2010 về việc đính chính Thông tư số 153/2010/TT-BTC ngày 28/9/2010 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 của Chính phủ quy định về hoá đơn bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ.
- Tải phụ lục và mẫu biểu: Tải tại Đây
BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH
Căn cứ Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật số 17/2008/QH12 ngày 03/6/2008;
Căn cứ Nghị định số 104/2004/NĐ-CP ngày 23/3/2004 của Chính phủ về Công báo nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
Căn cứ Nghị định số 118/2008/NĐ-CP ngày 27/11/2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;
Theo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Đính chính một số nội dung tại Thông tư và các Phụ lục 1, Phụ lục 3, Phụ lục 5 ban hành kèm theo Thông tư số 153/2010/TT-BTC ngày 28/9/2010 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 của Chính phủ quy định về hoá đơn bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ (các mẫu bảng, biểu đính chính đính kèm theo) như sau:1. Về hoá đơn xuất khẩu, tại khoản 1 Điều 4 đã in là:
“Đối với hoá đơn xuất khẩu, nội dung đã lập trên hoá đơn xuất khẩu phải bao gồm: số thứ tự hoá đơn; tên, địa chỉ đơn vị xuất khẩu; tên, địa chỉ đơn vị nhập khẩu; tên hàng hoá, dịch vụ, đơn vị tính, số lượng, đơn giá, thành tiền, chữ ký của đơn vị xuất khẩu (mẫu số 5.4 Phụ lục 5 ban hành kèm theo Thông tư này)”.
Nay sửa thành:
“Đối với hoá đơn xuất khẩu, nội dung đã lập trên hoá đơn xuất khẩu phải bao gồm: số thứ tự hoá đơn; ký hiệu mẫu số hoá đơn; ký hiệu hoá đơn; tên, địa chỉ đơn vị xuất khẩu; tên, địa chỉ đơn vị nhập khẩu; tên hàng hoá, dịch vụ, đơn vị tính, số lượng, đơn giá, thành tiền, chữ ký của đơn vị xuất khẩu (mẫu số 5.4 Phụ lục 5 ban hành kèm theo Thông tư này)”.
2. Tại điểm 1.3 Phụ lục 1, đã in là:
“3 ký tự cuối cùng thể hiện năm thông báo phát hành hoá đơn và hình thức hoá đơn.
Năm thông báo phát hành hoá đơn được thể hiện bằng hai số cuối của năm thông báo phát hành”
Nay sửa thành:
“3 ký tự cuối cùng thể hiện năm tạo hoá đơn và hình thức hoá đơn.
Năm tạo hoá đơn được thể hiện bằng hai số cuối của năm”.
3. Mẫu 3.1, mẫu 3.2 tại Phụ lục 3
- Tại phần thông tin người bán hàng và người mua hàng, đã in tiêu thức “ địa chỉ” và “số tài khoản” cùng một dòng.
Nay sửa thành:
- Tại phần thông tin người bán hàng, chuyển tiêu thức “số tài khoản” xuống cùng dòng “điện thoại”.
- Tại phần thông tin người mua hàng, chuyển tiêu thức “số tài khoản” xuống thành dòng riêng.
4. Mẫu 3.4 tại Phụ lục 3, bỏ tiêu thức “Thủ trưởng cơ quan thuế ký duyệt”.
5. Mẫu 3.5 tại Phụ lục 3, đã in là:
“Tên đơn vị phát hành hoá đơn (Công ty A/Cục Thuế TP Hà Nội)”
Nay sửa thành:
- “Tên đơn vị phát hành hoá đơn”
- Thêm “Mẫu: TB01/AC (Ban hành kèm theo Thông tư số 153/2010/TT-BTC ngày 28/9/2010 của Bộ Tài chính)” đặt tại góc bên phải của mẫu này.
- Thêm cột “Hợp đồng đặt in” gồm 2 cột nhỏ “Số” và “Ngày”
6. Mẫu 3.6 tại Phụ lục 3
- Thêm “Mẫu: TB 02/AC (Ban hành kèm theo Thông tư số 153/2010/TT-BTC ngày 28/9/2010 của Bộ Tài chính)” đặt tại góc bên phải của mẫu này.
- Thêm cột “Hợp đồng đặt in” gồm 2 cột nhỏ “Số” và “Ngày”
7. Mẫu 3.9 tại Phụ lục 3
- Thêm cột “Từ số… đến số”.
- Thay cột “Hình thức hoá đơn” thành cột “Ký hiệu hoá đơn”.
- Thêm “Mẫu: BC 26/AC (Ban hành kèm theo Thông tư số 153/2010/TT-BTC ngày 28/9/2010 của Bộ Tài chính)” đặt tại góc bên phải của mẫu này
8. Mẫu 3.11 tại Phụ lục 3
Thêm “Mẫu: TB 03/AC (Ban hành kèm theo Thông tư số 153/2010/TT-BTC ngày 28/9/2010 của Bộ Tài chính)” đặt tại góc bên phải của mẫu này.
- Bỏ dòng “ngày… tháng… năm” phía trên tiêu đề mẫu “Thông báo kết quả huỷ hoá đơn”.
9. Mẫu 5.1 Phụ lục 5
- Tại phần thông tin người mua hàng, đã in thiếu tiêu thức “mã số thuế”; đã in tiêu thức “địa chỉ” và “số tài khoản” cùng một dòng.
Nay sửa thành:
- Tại phần thông tin người mua hàng thêm tiêu thức “mã số thuế”.
- Chuyển tiêu thức “số tài khoản” xuống cùng dòng với tiêu thức “hình thức thanh toán”.
10. Mẫu 5.6 tại Phụ lục 5:
- Phần Ghi chú, đã in là: “Liên 2: Dùng để vận chuyển hàng”
Nay sửa thành:
- “Liên 2: Giao cho đại lý bán hàng”
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký và áp dụng từ ngày 01/01/2011 cùng thời điểm có hiệu lực của Thông tư số 153/2010/TT-BTC ngày 28/9/2010 của Bộ Tài chính./.
(Xem phụ lục và mẫu biểu trong phần Tải xuống)
Bộ Tài chính -Nguyễn Đức Chi
Đăng tại Website của Cty Đào tạo Kế toán Kimi
Mức phạt Vi phạm hành chính kế toán đến 30 triệu đồng
01:01
Lý thuyết Kế toán - Tài chính
Mức phạt Vi phạm hành chính kế toán đến 30 triệu đồng
Đó là một trong những nội dung rất đáng chú ý tại Nghị định 39/2011/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 185/2004/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính (VPHC) trong lĩnh vực kế toán vừa được Chính phủ ban hành.Theo Nghị định mới, hướng tăng mức phạt đối với các hành vi như: vi phạm quy định về chứng từ kế toán; về sổ kế toán; tài khoản kế toán; hành nghề kế toán…
Cụ thể, đối với hành vi lập chứng từ kế toán không đủ số liên theo quy định của mỗi loại chứng từ kế toán; lập hoá đơn bán hàng nhưng không giao hoá đơn bán hàng cho khách hàng theo quy định, nếu như trước đây bị phạt từ 1-5 triệu đồng thì theo quy định mới sẽ bị phạt từ 2-10 triệu đồng.
Với những hành vi giả mạo, khai man chứng từ kế toán, mức phạt sẽ tăng từ 5-20 triệu đồng lên 10-30 triệu đồng. Mức phạt từ 15-30 triệu đồng cũng sẽ được áp dụng thay cho mức phạt từ 10-20 triệu đồng đối với hành vi giả mạo sổ kế toán; cố ý để ngoài sổ kế toán tài sản của đơn vị hoặc tài sản có liên quan đến đơn vị…
Đặc biệt Nghị định cũng tăng thẩm quyền xử phạt cho các cơ quan.
Cụ thể, Thanh tra viên Tài chính các cấp đang thi hành công vụ có quyền phạt tiền đến 500 nghìn đồng (quy định cũ là 200 nghìn đồng); Chánh thanh tra Sở Tài chính, Chánh Thanh tra Bộ Tài chính có quyền phạt tiền đến 30 triệu đồng (quy định cũ là 20 triệu đồng).
Nếu trước đây cấp xã chỉ được phạt tiền đến 500 nghìn đồng, theo quy định mới, Chủ tịch UBND cấp xã có quyền phạt tiền đến 2 triệu đồng. Chủ tịch UBND cấp huyện, tỉnh cũng có quyền phạt tiền đến 30 triệu đồng thay vì mức 20 triệu đồng như trước kia.
Nghị định mới sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 1/8/2011.
Theo Kimi Training